SỨC KHỎE SINH SẢN

Bài đọc thêm: Viêm âm hộ, tầng sinh môn

  • Mầm bệnh thường gặp là vi khuẩn lậu, liên cầu, tụ cầu, và Chlamydia.
  • Nguyên nhân thường gặp là do vi khuẩn lan từ tầng sinh môn lên, hoặc do quan hệ tình dục (lậu, chlamydia) hoặc do tắc ống tuyến Bartholin, hoặc do cắt tầng sinh môn trong khi đẻ.

Viêm nhiễm âm hộ có biểu hiện như thế nào?

  • Đau rát âm hộ, ban đầu thường đau một bên, về sau đau hai bên do tổn thương lan tỏa.
  • Đau rát có thể xuất hiện tự nhiên hoặc sau giao hợp, lao động, mệt mỏi.
  • Môi nhỏ tấy đỏ, nắn thấy đau, ấn nhẹ có mủ chảy ra ở mặt trong môi nhỏ.

Tiến triển và biến chứng của viêm nhiễm âm hộ như thế nào?

  • Viêm nhiễm âm hộ là tình trạng viêm nhiễm của âm hộ, tuyến Bartholin có thể do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng.
  • Nếu không được điều trị gì hoặc điều trị không triệt để, viêm nhiễm âm hộ có thể tiến triển thành mạn tính, thỉnh thoảng lại có đợt cấp tính, nang hóa các tuyến Bartholin.
  • Biến chứng có thể có của viêm nhiễm âm hộ là gây viêm âm đạo, cổ tử cung, áp xe tuyến Bartholin.

Điều trị viêm nhiễm âm hộ như thế nào?

  • Điều trị nội khoa: sử dụng kháng sinh. Việc lựa chọn kháng sinh tùy thuộc mầm bệnh. Các kháng sinh: b lactamin, Cephalosporin, Doxyciclin (nếu mầm bệnh là chlamydia)…
  • Việc điều trị cụ thể phải do bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Tự điều trị sẽ là con dao hai lưỡi vì có thể không điều trị tiệt căn và tiếp tục viêm nhiễm lại.

Nguồn: Tâm sự bạn trẻ