Bài học: Các biện pháp phòng lây nhiễm HIV?
- Phòng lây nhiễm qua quan hệ tình dục
- Phòng lây nhiễm qua máu, vật phẩm có liên quan đến máu: thực hiện sử dụng riêng bơm kim tiêm, truyền máu, vật phẩm liên quan đến máu an toàn, tránh tiếp xúc với máu, dịch của người lạ
- Phòng lây truyền từ mẹ sang con: Dự phòng lây truyền mẹ con
Phòng lây nhiễm qua đường tình dục?
- Kiêng quan hệ tình dục (A): Mặc dù quan hệ tình dục là nhu cầu tự nhiên, nhưng việc kiêng quan hệ tình dục khi chưa kết hôn hoặc khi cách xa bạn tình (người yêu, vợ/chồng) là một cách hiệu quả an toàn để tránh lây nhiễm HIV.
- Chung thủy (B): Việc quan hệ chung thủy với bạn tình và chắc chắn bạn tình không nhiễm HIV tránh được nguy cơ bị lây nhiễm HIV.
- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục (C): là lựa chọn an toàn nhất khi có quan hệ tình dục, để phòng tránh HIV và các bệnh LTQĐTD cũng như thể hiện trách nhiệm với bản thân và với bạn tình.
Thực hiện theo thông điệp: “Dù quen biết cũng cần thiết có Bao cao su”
Hình: Sử dụng bao cao su khi QHTD
Phòng lây nhiễm qua đường máu như thế nào?
- Không sử dụng chung bơm kim tiêm trong bất kỳ trường hợp nào.
- Tránh tiếp xúc với máu của người khác qua vết thương hở.
- An toàn trong truyền máu, vật phẩm liên quan đến máu, hiến và thay tạng an toàn: Khi cần truyền máu, bắt buộc được truyền máu vật phẩm liên quan đến máu không bị nhiễm HIV, hiện tạng an toàn đảm bảo không có nhiễm HIV
Phòng lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?
- Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV là một trong những yếu tố làm giảm lây truyền HIV mẹ con.
- Dự phòng sớm lây truyền HIV từ mẹ sang con có hiệu quả rất cao nếu người mẹ được điều trị sớm và đúng qui định từ lúc mang thai thông qua:
- Xét nghiệm máu phát hiện HIV sớm cho tất cả phụ nữ mang thai.
- Khi một phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV, điều trị dự phòng HIV sớm và đầy đủ để tránh lây truyền cho con.
- Các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thích hợp cho mẹ và con sau sinh.
Hình: Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con