Bài đọc thêm: Điều trị và chung sống với HIV/AIDS?
Bài đọc thêm: Điều trị và Chung sống với HIV/AIDS
- Điều trị người nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút (ARV) được tiến hành ở các phòng khám ngoại trú, khoa truyền nhiễm bệnh viện tuyến huyện/ tỉnh và điều trị ngoại trú tại các trạm y tế/ phòng khám đa khoa khu vực được ngành y tế lựa chọn và chuẩn hóa.
- Hoạt động điều trị bằng thuốc kháng vi rút chỉ được thực hiện với những nhân viên y tế đã được đào tạo và được ngành Y tế cho phép.
- Các phác đồ điều trị sẽ do ngành Y tế quy định và nhân viên y tế đã qua đào tạo sẽ là người trực tiếp chỉ định điều trị cho người nhiễm theo quy định về chẩn đoán và điều trị trong hướng dẫn quốc gia năm 2015.
Lợi ích của việc điều trị sớm là gì?
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan tới HIV
- Giảm mắc các bệnh cơ hội
- Dự phòng lây truyền HIV từ người nhiễm sang người khác (bạn tình/bạn chích)
- Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Là biện pháp chi phí hiệu quả
Nguyên tắc điều trị kháng vi rút như thế nào?
- Phối hợp thuốc: Dùng phối hợp ít nhất 3 loại thuốc ARV
- Điều trị sớm: Điều trị ngay khi người bệnh đủ tiêu chuẩn nhằm ngăn chặn khả năng nhân lên của HIV, giảm số lượng HIV trong máu và giảm phá hủy tế bào miễn dịch
- Điều trị liên tục, suốt đời: người bệnh cần được điều trị ARV suốt đời và theo dõi trong suốt quá trình điều trị
- Đảm bảo tuân thủ điều trị ARV: người bệnh cần thực hiện uống thuốc đúng liều, đúng giờ, đúng cách theo chỉ định để đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc, tránh tình trạng HIV kháng thuốc
Điều trị ARV có tác dụng phụ gì không?
Thuốc ARV cũng có tác dụng phụ như các loại thuốc điều trị nói chung. Các tác dụng phụ có thể bao gồm:
- Nôn, buồn nôn
- Tiêu chảy
- Mất ngủ
- Khô miệng
- Đau đầu
- Ngứa
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
- Đau
Khi thấy dấu hiệu bất thường thì bạn cần gặp bác sĩ điều trị để được kiểm tra và hướng dẫn dùng thuốc, kê đơn các thuốc làm giảm các biểu hiện khó chịu, hoặc thay đổi phác đồ nếu cần thiết.
Theo dõi trong quá trình điều trị tại cơ sở y tế như thế nào?
- Trong quá trình điều trị bạn sẽ được các bác sĩ kiểm tra sức khỏe và yêu cầu làm định kỳ các xét nghiệm định lượng tế bào CD4 và lượng vi rút (tải lượng vi rút – virus load) để điều chỉnh thuốc cho phù hợp tình trạng nhiễm HIV của bạn. Do vậy, việc đi khám, lấy thuốc đúng lịch hẹn của bác sĩ là cần thiết.
AIDS VÀ CÁC BỆNH CƠ HỘI?
- Khi một người nhiễm HIV bị nhiễm trùng, (thường được gọi nhiễm trùng cơ hội, lao, viêm da, tiêu chảy kéo dài, viêm phổi) hoặc ung thư, họ sẽ được chẩn đoán bị AIDS (còn gọi là giai đoạn 3 của nhiễm HIV) giai đoạn nhiễm HIV nghiêm trọng nhất. AIDS cũng được chẩn đoán nếu các tế bào CD4 của một người giảm xuống dưới một mức nhất định.
Các bệnh cơ hội thường gặp khi nhiễm HIV/ AIDS?
- Nhiễm nấm candida: phí, khí quản phổi, thực quản
- Nhiễm nấm Coccidioides immitis. Nó thường gặp nhất khi hít phải bào tử nấm, có thể dẫn đến viêm phổi đôi khi được gọi là sốt sa mạc, sốt
- Các bệnh do Cytomegalovirus đặc biệt là viêm võng mạc
- Bệnh do Herpes simplex (HSV): (các) vết loét mãn tính (lớn hơn một tháng); hoặc viêm phế quản, viêm phổi, hoặc viêm thực quản do herpes
- Ung thư của Kaposi (KS) Ung thư này, còn được gọi là KS, được gây ra bởi một loại vi rút có tên là herpesvirus sarcoma Kaposi (KSHV) hoặc herpesvirus 8 của con người (HHV-8)
- Ung thư cổ tử cung xâm lấn
- Ung thư các hạch bạch huyết Lymphoma (u lanh phô hodgkin hoặc không hodgkin)
- Lao (TB)
Các bệnh cơ hội sẽ có biện pháp dự phòng và điều trị chuyên biệt. Bác sĩ chuyên khoa sẽ phối hợp với bác sĩ điều trị ARV để cùng xử trí các bệnh cơ hội cụ thể. Tuân thủ điều trị ARV cũng là một cách tích cực để dự phòng cac bệnh cơ hội.
Người nhiễm HIV có thể chung sống với HIV/AIDS được không?
Có nhiều người nhiễm HIV nhưng vẫn duy trì cuộc sống khỏe mạnh trong thời gian dài mà không chuyển sang giai đoạn AIDS do vậy bên cạnh việc dùng thuốc ARV việc chăm sóc và lối sống có ảnh hưởng rất lớn đến người nhiễm HIV.
- Đảm bảo chế độ ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng
- Tránh xa các hành vi làm tăng nguy cơ như sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích rượu bia, hút thuốc lá, ma túy
- Không quan hệ tình dục không an toàn
- Tăng cường tập thể dục và nâng cao thể trạng
- Lao động và sinh hoạt tích cực trong cộng đồng
- Chủ động kiểm soát các biểu hiện của HIV/AIDS và biến chứng, bệnh cơ hội.