Bài đọc thêm: Xử lí dự phòng khi nghi ngờ bị nhiễm HIV?
Những tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị nhiễm HIV?
- Do kim đâm khi làm các thủ thuật tiêm truyền, lấy máu làm xét nghiệm, chọc dò…
- Vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh.
- Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.
- Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, viêm loét từ trước) hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng).
- Phơi nhiễm với máu có HIV do bị người khác dùng kim tiêm chứa máu đâm vào hoặc trong khi làm nhiệm vụ đuổi bắt tội phạm
Xử lý sau phơi nhiễm như thế nào?
Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ:
- Xối rửa ngay vết thương dưới vòi nước
- Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương
- Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch
- Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Dùng vòi rửa mắt khẩn cấp nếu có (thường được trang bị trong các phòng xét nghiệm khẳng định)
- Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi: Rửa mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 %. Xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần.
Bước 2: Đến cơ sở y tế để được tư vấn
- Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm
- Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm
- Xét nghiệm HIV xác định tình trạng HIV của người phơi nhiễm
- Được tư vấn phòng và điều trị HIV
- Điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi rút ARV
Điều trị dự phòng PrEP?
- Dự phòng phơi nhiễm trước (hoặc PrEP) là khi những người có nguy cơ nhiễm HIV cao có thể dùng thuốc hàng ngày để giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh. PrEP có thể ngăn chặn HIV không bị giữ lại và lan rộng khắp cơ thể của bạn. Liệu pháp này có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa HIV nếu được thực hiện đúng theo quy định, nhưng hiệu quả kém hơn nhiều khi không được thực hiện đúng cách.
- PrEP hàng ngày giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ quan hệ tình dục đến hơn 90%. Với hành vi tiêm chích ma túy, nó làm giảm nguy cơ hơn 70%. Nguy cơ lây nhiễm HIV từ quan hệ tình dục sẽ có thể giảm thấp hơn nữa nếu bạn kết hợp PrEP với việc sử dụng bao cao su và các phương pháp phòng ngừa khác.
Điều trị dự phòng PEP?
- PEP là viết tắt của dự phòng sau phơi nhiễm. Nó có nghĩa là dùng thuốc kháng virus (ART) sau khi có khả năng tiếp xúc với HIV để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- PEP phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi có thể tiếp xúc với HIV trong lần gần đây nhất, nhưng bạn càng bắt đầu điều trị PEP sẽ càng tốt. Nếu bạn được chỉ định điều trị PEP, bạn sẽ cần dùng thuốc này mỗi ngày trong 28 ngày từ 1 đến 2 lần theo chỉ định. PEP có hiệu quả trong việc ngăn ngừa HIV khi được thực hiện đúng cách, tuy nhiên, hiệu quả không phải là là 100%.
Xử lí khi bị nghi nhiễm HIV như thế nào?
Một người khi bị nhiễm HIV (sau khi đã nhận kết quả xét nghiệm chắc chắn bị nhiễm HIV) thường bị sốc, bị tổn thương nặng nề về tinh thần và hay giấu tình trạng nhiễm HIV vì sợ bi kì thị và phân biệt đối xử (xem trong bài đọc thêm ở cuối tài liệu). Tuy nhiên, người nhiễm HIV có thể được điều trị để kéo dài cuộc sống trong nhiều năm, họ vẫn có thể có cuộc sống hoàn toàn bình thường và có khả năng lao động để giúp ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
Do vậy khi môt người bị biết nhiễm HIV cần bình tĩnh, và nếu bạn là bạn hay người nhà của người nhiễm HIV cần luôn bên họ để an ủi, chia sẻ giúp họ qua cơn khủng hoảng tinh thần.
Người nhiễm HIV cần làm các việc sau:
- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến người nhiễm HIV để có hiểu biết về bệnh này.
- Đến cơ sở y tế hoặc trung tâm, câu lạc bộ cho người nhiễm HIV để được tư vấn và giới thiệu đến những nơi có thể giúp đỡ người nhiễm HIV cả về mặt tinh thần, xã hội và y tế.
- Đến cơ sở y tế hoặc trung tâm HIV để được khám xác định giai đoạn của bệnh và điều trị, chăm sóc.
Chú ý: Người bị nhiễm HIV không nên tự cô lập bản thân và nên đến cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị và chăm sóc